Tìm kiếm Blog này

Tại sao bạn lại không kiếm được một đồng nào từ Blog của mình?

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010 , Posted by Hoài Thanh at 08:35


Có lẽ hầu hết mọi người ở đây đều là những blogger hay webmaster đang tham gia trong lĩnh vực kiếm tiền online. Mình dám cá là không có ai dám khẳng định rằng tôi viết blog hay lập website chỉ cho vui, tôi viết blog tất cả vì sở thích. Vậy nên chúng ta nên thành thật một chút nhé. Có lẽ nhiều blogger đã thắc mắc và trăn trở rằng vì sao mình viết blog mà vẫn chưa thể kiếm nổi một đồng từ nó, vì sao không có ai đọc blog của mình, vì sao không bán được quảng cáo,… có rất nhiều câu hỏi vì sao. Có vô vàn lí do, hôm nay mình sẽ đưa ra 5 lí do phổ biến nhất dẫn đến thất bại của 1 blog.

1. Blog sử dụng free hosting và free domain.

Một vài blogger do muốn tiết kiệm đã không dám mạnh dạn đầu tư cho blog của mình một premium hosting và một tên miền cấp cao. Thay vào đó họ sử dụng dịch vụ blog của wordpress.com và blogger.com hoặc sử dụng dịch vụ free hosting tại byethost, 000webhost hoặc free domain của co.cc hay .tk. Sự thật là những blog sử dụng dịch vụ miễn phí đó thường không tồn tại quá một năm. Blogger Trần Tỉnh vẫn hay nói rằng không có gì là hoàn toàn miễn phí “there ain’t no such thing as a free lunch”. Và trong trường hợp này câu nói đó đúng. Lí do bạn không nên sử dụng các dịch vụ free:
  • Thứ nhất, tất cả dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ trên máy chủ của dịch vụ và bạn không có toàn quyền quản lí các file đó.
  • Thứ hai, các dịch vụ free hay xảy ra hiện tượng xóa tài khoản thành viên một cách vô lí. Chỉ cần một lỗi rất nhỏ, vi phạm TOS của nhà cung cấp, họ có thể xóa blog của bạn mà không cần thông báo.
  • Thứ ba, các dịch vụ free hoặc là đặt banner quảng cáo trên site của bạn, hoặc không thích thành viên của họ đặt quảng cáo trên dịch vụ của họ. Ví dụ như Wordpress, trong chính sách của họ có đoạn sau: “Adsense, Yahoo, Chitika, TextLinkAds and other ads are not permitted on WordPress.com blogs.” Việc đặt banner quảng cáo chỉ có các thành viên VIP mới có quyền áp dụng.
Và thực tế là paid hosting và paid domain có chất lượng hơn hẳn một free hosting và free domain. Chỉ với $2.95/tháng và >$10/năm, bạn đã có thể sở hữu một hosting có chất lượng cao. Và chỉ có dùng các dịch vụ trả phí, nhà quảng cáo mới đánh giá cao blog của bạn và đó là 1 yếu tố quan trọng để kiếm thu nhập với blog.

2. Chọn chủ đề mà bạn không thực sự yêu thích hoặc không có nhiều hiểu biết.

Điều này là hoàn toàn đúng. Bạn không thể viết 1 blog với những chủ đề mà bạn không thực sự quan tâm nó hoặc không tìm tòi nghiên cứu. Một kỹ sư máy tính thì khó có thể viết một blog về sức khỏe và cuộc sống cũng như việc bảo một ca sỹ Vpop hát nhạc Rap.
Khi bắt đầu viết blog, bạn nên tự đặt ra cho mình những câu hỏi đại loại như: “Mình có thực sự thích chủ đề này?”, “Mình có thực sự hiểu biết về lĩnh vực đó?”, “Liệu mình có thể kịp thời cập nhật những xu hướng mới?”, “Mình có thể sáng tạo những cái mới?”,… Nếu như câu trả lời của bạn cho những câu hỏi đó là “Không”, vậy bạn đang đi sai hướng của mình và blog của bạn sẽ không trụ nổi quá 3 tháng.
Còn nếu như bạn có hiểu biết về nhiều lĩnh vực? Bạn cũng không nên lập quá nhiều blog về từng lĩnh vực riêng lẻ. Lí do rất đơn giản, bạn không thể nào dành cả ngày để chăm nom cho từng blog, đó thực sự là ác mộng. Không quá 1 tháng bạn sẽ gặp các triệu chứng sau: mất ngủ, chán ăn, suy nhược thần kinh, ..v..v..
Theo quan điểm của mình, bạn chỉ nên xác định một vấn đề mà bạn quan tâm nhất, có nhiều hiểu biết nhất và có nhiều ý kiến sáng tạo mới mẻ nhất. Kể cả bạn có thời gian và hiểu biết thì việc chăm nom cho nhiều blog với những chủ đề khác nhau sẽ khiến bạn không thể chuyên tâm cho việc viết bài và những bài viết đó sẽ không thực sự được đánh giá cao. Thà có 1 blog mà được nhiều người quan tâm vẫn hơn có nhiều blog mà không ma nào thèm ngó.

3. Không chọn đúng hình thức kiếm tiền.

Có lẽ nhiều blogger đã và đang lâm vào tình cảnh này. Có một ngày bạn ghé thăm blog của một blogger nổi tiếng và thấy họ nói về cách kiếm tiền với chương trình ABC và blogger đó show ra số tiền kiếm được với chương trình đó. Ngay lập tức bạn đăng kí tham gia và đặt quảng cáo đó trên blog của mình và mong sẽ kiếm được thật nhiều tiền với chương trình đó. Sau 1 tháng nhìn lại, bạn phát hiện ra mình vẫn chưa kiếm nổi một đồng nào với chương trình quảng cáo đó trong khi nếu thay banner đó bằng banner của một chương trình khác, bạn có thể kiếm được rất nhiều.
Đó chỉ là một ví dụ mà chính bản thân mình cũng đã từng gặp phải. Chắc hẳn nhiều người đã đọc bài viết 11 Lessons I Learned Earning $119725.45 from Amazon Associates Program của ProBlogger mà hình như eblogviet đã có lần giới thiệu. Có lẽ nhiều bạn đã đăng kí tham gia chương trình bán hàng với Amazon nhưng không thành công. Trước đây mình có đọc bài viết How To Really Make Money with Clickbank của John Chow và có đăng kí ClickBank. Sau vài ngày promote, mình phát hiện ra các sản phẩm của clickbank không phù hợp với chủ đề mà blog mình đang theo đuổi và mình đã bỏ nó. Bài học mà mình rút ra là không nên chơi quá nhiều chương trình quảng cáo và nên biết chọn lọc hình thức phù hợp với blog của mình. Affiliate có lẽ vẫn là khó với nhiều người, nên tốt nhất chơi các hình thức khác như PPC. Chỉ cần blog bạn phát triển thì lo gì một ngày nào đó bạn không thể kiếm tiền với affiliate?
Một số cách kiếm tiền trên mạng phổ biến hiện nay và blogger Việt Nam có thể áp dụng hiệu quả có thể kể tới như Google Adsense, bán trực tiếp quảng cáo trên blog, affiliate marketing, bán hàng trên mạng, cung cấp dịch vụ. Ở đây mình chỉ đề cập tới Google Adsense vì nó vẫn đang là mạng quảng cáo PPC lớn nhất và blogger có thể có thu nhập ổn định với Google Adsense. Các mạng khác cả Việt Nam và thế giới chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của blogger nên mình không nhắc tới.

4. Blog SEO không đúng phương pháp

SEO vẫn luôn là một trong những mấu chốt quyết định sự thành công của 1 blog. Blog SEO tốt sẽ nhận được nhiều traffic và được nhiều người biết tới và ngược lại. Thực tế là người đọc tìm tới blog bạn từ những trang web khác, còn lại chỉ một số ít là độc giả trung thành của blog. Các nguồn lớn nhất phải kể tới là Google, mạng xã hội, link trao đổi, comment ở blog khác hay guest post.
Có một thực tế khác nữa là có rất nhiều blog có cùng chủ đề giống như blog của bạn. Vậy bạn phải làm thế nào để vượt mặt họ? Câu trả lời là bạn không thể! Thay vào đó, bạn hãy cố gắng tạo cho blog của mình riêng một bản sắc, cố gắng sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới mẻ và hơn hết là tạo được mối quan hệ tốt với độc giả để họ sẽ quay lại lần sau.
Với mình, nội dung bài viết không phải là quan trọng nhất. Thực tế là mình chỉ dành khoảng 2 tiếng một ngày để viết bài và tìm hiểu chủ đề, còn lại toàn bộ thời gian mình dành cho SEO và tối ưu blog. Phải tìm mọi cách để khi gõ vào google search tên blog của bạn không chỉ hiện ra trên blog của bạn mà hiện ra trên các trang khác, càng nhiều càng ít! Và như mình nói đó, tích cực comment ở blog khác, tích cực hơn trên các mạng xã hội, tích cực trao đổi với các blog cùng chủ đề.
Nếu như nội dung là vua, thì marketing blog chính là thảm đỏ mà vị vua đó đang đi!

5. Lí do cuối cùng: Bạn chưa thực sự xác định được mục đích kiếm tiền

Nói cách khác bạn chưa hiểu thế nào là kiếm tiền, chưa hiểu được công sức vất vả bỏ ra để có thể kiếm được một đồng tiền. Nói cách khác nữa là bạn vẫn còn ỷ lại và chưa thực sự quan tâm tới blog của mình.
“Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, Lỗ Tấn vẫn luôn đúng. Nếu như những lí do từ 1 – 4 đều không phải bạn, vậy thì hãy nhìn lại bản thân mình. Blogger muốn kiếm tiền. Họ lập blog và nghĩ rằng sẽ kiếm được nhiều tiền như John Chow, Darren Rowse, Daniel Scocco. Nhưng sau 1 năm, họ quyết định tự tay xóa sổ blog của mình vì họ không chờ được đến ngày thấy những thành quả của mình.
Blogger Trần Tỉnh vẫn luôn quan niệm “You get what you pay for”. Chỉ có thực sự đầu tư và kiên nhẫn, bạn mới có được thành công. Blog có thể là một thiên đường, một con gà mái đẻ ra trứng vàng nhưng nó cũng có thể chỉ là một quả trứng vàng mãi mãi nằm sâu bên trong đống thóc mà không thể tìm thấy.
(Blog Kiếm Tiền)

Hiện có 0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Your Name
Your Email Address
Subject
Message
File Attachtment
Image Verification
captcha
Please enter the text from the image:
[ Refresh Image ] [ What's This? ]